Xử Lý Nước R.O - Nước Tổng Tòa Nhà STV01
Là những loại nước thải phát sinh ra từ việc sinh hoạt thường ngày của con người, vật nuôi tại các nhà máy, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, trang trại hộ gia đình … Loại nước thải này có các chỉ tiêu ô nhiễm như BOD, dầu mỡ, SS, các chất dinh dưỡng gây phú dưỡng hóa như N, P…Với loại nước thải này thì công nghệ được sử dụng phổ biến và rông rãi hiện nay là công nghệ xử lý vi sinh.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày con người luôn tạo ra lượng lớn nước thải từ quá trình tắm giặt, nấu nướng, vệ sinh… từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, nhà hàng, khách sạn. Lượng nước thải này có chứa nhiều thành phần chất hữu cơ, cặn vô cơ và các vi sinh vật gây hại. Nếu không được xử lý dẫn đến ô nhiễm môi trường và gây bệnh cho con người
II. THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ
Thành phần chủ yếu của nước thải khu dân cư là các cặn bã từ nhà bếp, nhà vệ sinh, các chất rửa trôi, chất hữu cơ, các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, mùi khó chịu….
Nồng độ các chất trong nước thải khu dân cư được ước tính như sau:
III. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ
Công nghệ xử lý nước thải khu dân cư
IV. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ
Bước 1. Xử lý sơ bộ
Nước thải từ khu bếp, khu ẩm thực sẽ được đưa đến hệ thống bể tách dầu mỡ sau đó cùng với nước thải sau bể phốt được chuyển đến bể điều hòa. Nước được đưa qua hệ thống song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn. Tại bể điều hòa có bố trí hai bơm chìm, bơm nước thải từ bể điều hòa bơm lên hệ thống sinh học, ngoài ra bể điều hòa được bố trí một hệ thống sục khí nhằm tạo sự xáo trộn nước thải tránh hiện tượng lắng cặn và phân hủy kỵ khí trong bể này và tạo môi trường đồng nhất cho dòng thải trước khi qua các bước xử lý tiếp theo.
Bước 2. Xử lý sinh học theo mẻ ASBR.
Hệ thống bể xử lý sinh học bao gồm có Bể đệm Selector, hai bể sinh học hiếu khí theo mẻ ASBR
Đầu tiên nước được đưa vào bể đệm Selector nhằm ổn định môi trường đồng thời bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như Phosphos và nguồn Carbon (đường/rỉ đường…). Nước thải sau khi qua bể đệm phân phối đều sang hệ thống xử lý sinh học ASBR.Trong bể được lắp đặt 01 dàn ống phân phối khí để cung cấp oxy cho quá trình xử lý sinh học.
Bể có chức năng vừa là bể phản ứng sinh học vừa là bể lắng. Nước thải được đưa vào từng ngăn tùy theo chu kỳ.
Trong bể ASBR một chu kì bao gồm 3 quá trình riêng: Làm đầy – sục khí phản ứng (50% của toàn bộ quá trình), lắng không sục khí (25% quá trình) và tháo nước (25% quá trình), trong khoảng thời gian 6 giờ/chu kì.
Ba quá trình này diễn ra tuần tự trong cùng một bể SBR, theo nguyên tắc lập lại từng mẻ. Trong cùng một thời điểm, mỗi bể sẽ thực hiện những quá trình khác nhau trong một chu trình xử lý, đảm bảo nước thải được xử lý liên tục. Các giai đoạn diễn ra như sau:
• Làm đầy và phản ứng (3 giờ): Khoảng thời gian sục khí hay khuấy trộn được áp dụng để đạt hiệu quả xử lý sinh học mong muốn.
• Lắng (1,5 giờ): Sục khí hay khuấy trộn được tạm ngừng để các chất rắn lắng xuống đáy bể để lại một lớp nước trong đã được xử lý ở trên.
• Thu nước (1,5 giờ): Nước sẽ được tháo ra ngoài và đi vào bể khử trùng.
Bùn hoạt tính dư sinh ra trong quá trình xử lý được tự động xả và được bơm về bể xử lý bùn.
Bước 3: Khử trùng
Sau khi đã được xử lý cơ học và sinh học nước thải sẽ được đưa đến bể khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật gây hại trước khi thải ra môi trường.
V. QUY CHUẨN ĐẦU RA CỦA XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ
Nước thải khu dân cư sau khi được xử lý đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
VI. ƯU ĐIỂM
Đáp ứng được quy chuẩn đầu ra của nước thải;
Bùn thải ra ít;
Có thể xây dựng theo kiểu modul thuận tiện cho việc thay đổi quy mô, công suất…
Tùy thuộc vào quy mô, công suất của nhà máy; đặc điểm, tính chất của nước thải khu dân cư; kinh phí, diện tích của dự án, công ty chúng tôi sẽ tư vấn thiết kế và đưa ra các công nghệ xử lý, vận hành phù hợp nhất. Hãy liên hệ ngay 0963-878-162 để được tư vấn miễn phí.